3
Dịch Vụ Tư Vấn
0904.445.449
(Hotline 24/7)
024.3795.7776
(Hotline Văn Phòng)
Nhắn Tin Zalo
(Hỗ Trợ 24/7)

Cách làm hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty là một trong những nội dung quan trọng nhất khi quý khách bắt đầu thành lập công ty. Trên trang web của Oceanlaw, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ những bộ hồ sơ thành lập công ty cho từng doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, nhận thấy quý khách vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi không biết phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Do đó, bài viết này của Oceanlaw xin phép cung cấp đến quý khách thông tin về Cách làm hồ sơ thành lập công ty.

Trước khi bắt tay vào lập hồ sơ thành lập công ty, quý khách cần xác định rõ ràng các yếu tố sau đây:

  • Loại hình công ty. Hiện nay ở Việt Nam các loại hình doanh nghiệp tương đối đa dạng, tuy nhiên phổ biến nhất và được các nhà kinh doanh chọn lựa để thành lập nhất có thể nói đến 4 loại hình doanh nghiệp sau đây:
    • Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ.
    • Công ty TNHH một thành viên: có thể do một cá nhân hoặc một tổ chức thành lập
    • Công ty TNHH hai thành viên: tối thiểu là hai thành viên và tối đa là 50 thành viên là chủ sở hữu.
    • Công ty cổ phần: do từ 3 cá nhân hoăc tổ chức trở nên thành lập.

Ngoài ra còn có các loại hình doanh nghiệp khác như công ty hợp danh, hợp tác xã… Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là bước đầu tiên cũng như là bước quan trọng quyết định về hình thức doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp… và quan trọng nhất đó là hồ sơ thành lập doanh nghiệp do với mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những hồ sơ thành lập khác nhau.

  • Tên doanh nghiệp: việc đặt tên cho doanh nghiệp là bắt buộc và phái tuân theo những quy định của pháp luật (Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp 2014) như: không trùng lặp, không nhầm lẫn… Tên doanh nghiệp của quý khách sẽ bao gồm 2 thành tố đó là: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng ( viết bằng bảng chữ cái Tiếng Việt và các chữ F,J,Z,W, chữ số và ký hiệu). Ví dụ : Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư và Sở hữu Trí tuệ Oceanlaw, Công ty TNHH một thành viên Minh Ngọc…
  • Trụ sở kinh doanh: doanh nghiệp phải có trụ sở kinh doanh rõ ràng, địa chỉ cụ thể …
  • Vốn điều lệ và vốn pháp định: vốn pháp định phải theo quy định pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, vốn điều lệ phù hợp với số vốn doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh và quý khách lưu ý ban đầu không nên kê khai số vốn điều lệ quá lớn.
  • Lựa chọn chức danh người đại diện theo pháp luật: quý khách có thể lựa chọn chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc)…

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp: không vi phạm điều cấm của pháp luật và phải nằm trong danh mục thuộc hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành. Hệ thống ngành nghề và mã ngành đăng ký kinh doanh được quy định trong 2 văn bản là Quyết Định 10/2007/QĐ-TTg  của Thủ tướng chính phủ và Quyết Định 337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và đầu tư. (Quý khách có thể tra cứu hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận được văn bản cụ thể).

Sở dĩ, chúng tôi tư vấn quý khách nên chuẩn bị tốt các vấn đề trên là do tất cả các yếu tố nêu trên đều là thông tin bắt buộc phải có trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

cách làm hồ sơ thành lập công ty trọn gói

Cách làm hồ sơ thành lập công ty:

Giấy tờ tùy thân:

Như chúng tôi đã nêu ở trên, phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà mỗi loại hình sẽ có số lượng thành viên (cổ đông) khác nhau, quý khách nên chuẩn bị bản sao CCCD hoặc Hộ chiếu có công chứng chứng thực không quá 3 tháng và còn hiệu lực không quá 15 năm đối với người đại diện theo pháp luật và từng thành viên góp vốn (cổ đông).

Hồ sơ đăng ký:

  • Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh.
  • Dự thảo Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông/thành viên công ty.
  • Các giấy tờ đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
    • Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định: văn bản xác nhận vốn xác định của cơ quan có thẩm quyền.
    • Ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề: bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của một hay một số cá nhân…
    • Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: giấy chứng nhận đăng kí đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Cách soạn thảo hồ sơ thành lập công ty:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chúng tôi đã tư vấn cho quý khách ở trên, quý khách sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.

Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh soạn thảo theo nội dung quy định pháp luật tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2014:

  1. Tên doanh nghiệp. (trong giấy đề nghị đăng ký kinh doanh phải viết bằng chữ in hoa và phải viết đầy đủ tên bao gồm loại hình doanh nghiệp + tên riêng chúng tôi đã hướng dẫn ở trên)
  2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
  3. Ngành, nghề kinh doanh. (quý khách cần ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh)
  4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
  5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.
  6. Thông tin đăng ký thuế.
  7. Số lượng lao động.
  8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh.
  9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Trên đây là phần hướng dẫn quý khách soạn thảo những nội dung cơ bản và bắt buộc với tất cả các giấy đề nghị đăng kí kinh doanh. Tuy nhiên với mỗi loại hình doanh nghiệp lại có mẫu Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh nhất định, quý khách có thể liên lạc với chúng tôi để có được văn bản cụ thể.

  • Dự thảo điều lệ công ty: Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên (cổ đông) công ty. Kèm theo danh sách phải có:

a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (chúng tôi đã nêu trong phần giấy tờ tùy thân ở trên)
b) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên(cổ đông) là pháp nhân.

  • Các giấy tờ đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện (đã nêu ở trên).

Như vậy, sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cũng như hoàn thiện soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo tư vấn của chúng tôi, quý khách có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác nộp Hồ sơ thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và đợi kết quả giải quyết hồ sơ.

Lời kết

Nội dung trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về Cách làm hồ sơ thành lập công ty“. Nếu quý khách hàng có gặp những vướng mắc thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline 0904 445 449 để nhận được tư vấn từ những luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!.

Trinh Phạm
0/5 (0 Reviews)
© 2016 . Thiết kế Website bởi OCEANLAW.