3
Dịch Vụ Tư Vấn
0904.445.449
(Hotline 24/7)
024.3795.7776
(Hotline Văn Phòng)
Nhắn Tin Zalo
(Hỗ Trợ 24/7)

Loại hình doanh nghiệp có thể chuyển đổi lẫn nhau

Theo khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 ngày 26 tháng 11 năm 2014 quy định: chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Hay nói cách khác, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chính là tái cấu trúc loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác để thuận lợi phát triển kinh doanh, phù hợp với tình hình tài chính, nhân lực hiện tại của công ty. Do những ưu điểm đó, mà việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đang diễn ra ngày càng phổ biến trong các công ty hiện nay. Và nếu như quý khách cũng đang có nhu cầu chuyển đổi loại hình công ty, Oceanlaw xin được cung cấp đến quý khách thông tin về những loại hình doanh nghiệp có thể chuyển đổi lẫn nhau mà quý khách cần biết để việc chuyển đổi của quý khách diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Như đã nêu ở trên, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chính là việc chuyển đổi từ hình thức doanh nghiệp này sang hình thức doanh nghiệp khác, và những loại hình doanh nghiệp có thể chuyển đổi lẫn nhau bao gồm:

  • Chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH một thành viên.
  • Chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH hai thành viên.
  • Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần và ngược lại.
  • Chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên và ngược lại.
  • Chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên sang công ty cổ phần và ngược lại.

Những loại hình doanh nghiệp có thể chuyển đổi lẫn nhau

Nói một cách ngắn gọn nhất, những loại hình doanh nghiệp có thể chuyển đổi lẫn nhau khi chúng cùng là loại hình doanh nghiệp có trách nhiệm hữu hạn (chịu trách nhiệm trong phần vốn góp) hoặc chuyển từ trách nhiệm vô hạn sang trách nhiệm hữu hạn (tuy nhiên chỉ áp dụng với trường hợp chuyển từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên, còn hình thức khác không được chấp nhận, ví dụ chuyển từ công ty hợp danh sang công công ty TNHH là không được áp dụng…) Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ không diễn ra trong trường hợp chuyển từ trách nhiệm hữu hạn (chịu trách nhiệm trong phần vốn góp) sang trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân).

loai-hinh-doanh-nghiep-co-the-chuyen-doi-lan-nhau tại oceanlaw

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp quý khách muốn chuyển đổi mà hồ sơ quý khách cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Hồ sơ chuyển đổi từng loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể và chi tiết tại  Điều 25 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 về đăng kí doanh nghiệp:

“Điều 25. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp”

1. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp;
c) Danh sách thành viên và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
d) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điềulệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác; Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp đối với trường hợp công ty huy động thêm vốn góp từ cá nhân hoặc tổ chức khác.

2. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp;
c) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
d) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
đ) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
e) Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc chuyển đổi loại hình công ty.”

3. Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp;
c) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý;
d) Danh sách thành viên theo quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
đ) Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
e) Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
g) Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

4. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp;
c) Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
d) Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và bản sao hợp lệ các giấy tờ theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 23 Luật Doanh nghiệp;
đ) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
5. Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong trường hợp nhận thừa kế được thực hiện như quy định đối với trường hợp chuyển đổi loại hình tương ứng, trong đó, hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng được thay bằng văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp.”

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

Theo quy định của luật doanh nghiệp, khi chuyển đổi loại hình các doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ một bộ hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định và thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Đồng thời phải đổi loại con dấu công ty và mã số thuế doanh nghiệp.

Hệ quả pháp lý của việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị chuyển đổi của quý khách sẽ chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý. Tuy nhiên trên thực tế thì doanh nghiệp đó vẫn còn hoạt động, chỉ là dưới một hình thức khác (hình thức mới chuyển đổi). Điều này đồng nghĩa với việc các khoản nợ, nghĩa vụ, cũng như quyền lợi của doanh nghiệp cũ đều được chuyển sang cho doanh nghiệp mới.

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí của Oceanlaw.

Chúc quý khách thành công!

Trinh Phạm
0/5 (0 Reviews)
© 2016 . Thiết kế Website bởi OCEANLAW.