HỎI:
Công ty chúng tôi là Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thương mại dịch vụ TNHH, hiện tại có 3 thành viên góp vốn gồm: Ông A có vốn góp là 51% và hiện là chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời là người đại diện pháp luật của Cty. Bà B là thành viên công ty có vốn góp là 44%; cô C là thành viên công ty có vốn góp là 5%.
Nay ông A muốn chuyển quyền đại diện pháp luật cho bà B, nhưng ông A vẫn là chủ tịch hội đồng thành viên. Hiện tại bà B đang là giám đốc Công ty TNHH một thành viên khác. Vậy tôi xin hỏi: a) bà B có được đứng tên đại diện pháp luật của công ty TNHH Thương Mại dịch vụ TNH không? Tại sao? b) Nếu được thì thủ tục chuyển đổi người đại diện theo pháp luật gồm những gì?
Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty trách nhiệm hữu hạn
TRẢ LỜI:
Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) của bạn có 3 thành viên góp vốn do đó đây là công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Bà B có số vốn góp vào công ty là 44%, tuy nhiên bà B không nhất thiết phải giữ chức vụ trong công ty. Trong phần hỏi,bạn không nói rõ là bà B có phải là Giám đốc hay Tổng Giám đốc của công ty hay không, nên có 2 trường hợp xảy ra.
TH1: bà B không giữ chức vụ Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc công ty. Căn cứ vào các Điều 46, 67 và 95 của Luật Doanh nghiệp 2005 quy định : Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên) hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và được quy định tại Điều lệ công ty. Do đó ông A không thể chuyển quyền đại diện theo pháp luật của công ty cho bà B nếu bà B không đảm nhận 1 trong những chức vụ trên.
TH2: bà B giữ chức vụ Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc công ty thì ông A có thể chuyển quyền đại diện theo pháp luật của công ty cho bà B nếu thỏa mãn đủ 2 điều kiện.
Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không thuộc diện quy định sau:
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, kể từ ngày công ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản.
- Người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
- Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan (Nhà nước) không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty được sự chấp thuận của Hội đồng Thành viên công ty.
Theo đó, việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty không ảnh hưởng đến chức vụ là Chủ tịch Hội đồng thành viên của ông A.
Bà B đang là Giám đốc của công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên khác, nếu bà B cũng là người đại diện theo pháp luật cho công ty này thì bà B là vẫn có quyền là người đại diện theo pháp luật của công ty bạn.
Bởi vì Luật Doanh nghiệp 2005 không cấm 1 người làm Giám đốc của 2 hoặc nhiều công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH); nhưng một người không được vừa làm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty Cổ phần vừa làm Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty TNHH hoặc Công ty hợp danh, do đó, một người có thể làm người đại diện cho 2 công ty TNHH. Trường hợp này bà B vẫn có thể làm người đại diện cho cả 2 công ty TNHH.
b) Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều 14 của Thông tư số 14/2010/TT-BKH, việc đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn như sau:
“1. Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;
- Quyết định bằng văn bản và bản sao Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật
2. Người ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật là một trong những cá nhân sau:
Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong trường hợp Chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì người ký thông báo là chủ tịch Hội đồng thành viên mới được Hội đồng thành viên bầu.”
Liên hệ : 0903 481 181 để được tư vấn thay đổi người đại diện theo pháp luật !
Lời kết
Nội dung trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về “Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH“. Nếu quý khách hàng có gặp những vướng mắc thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline 0903 481 181 để nhận được tư vấn từ những luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!.