3
Dịch Vụ Tư Vấn
0904.445.449
(Hotline 24/7)
024.3795.7776
(Hotline Văn Phòng)
Nhắn Tin Zalo
(Hỗ Trợ 24/7)

Quy định thành lập công ty liên doanh

Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam luôn nắm giữ lợi thế về mặt công nghệ, quy trình quản lý và mối quan hệ rộng lớn với các đối tác, các bạn hàng trong và đặc biệt ngoài nước. Trong khi đó, các nhà đầu tư trong nước lại am hiểu sâu sắc về thị trường cũng như mọi tập quán kinh doanh tại Việt Nam, cộng thêm việc sở hữu khối lượng lớn bất động sản là một tiền đề không thể thiếu trong việc triển khai dự án đầu tư tại Việt Nam. Bởi vậy mô hình công ty liên doanh đang là hướng hợp tác phổ biến, hướng lựa chọn an toàn và hiệu quả đối với các nhà đầu tư.

Mặc dù vậy nhưng không phải tất cả mọi nhà đầu tư đều có những am hiểu sâu sắc về các quy định pháp luật liên quan đến thành lập công ty liên doanh. Do vậy không nằm ngoài mục đích giúp đỡ các nhà đầu tư thành lập cũng như hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi nhất, qua bài viết này Oceanlaw xin phép được cung cấp các thông tin hữu ích về vấn đề Quy định thành lập công ty liên doanh một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất.

Thế nào là công ty liên doanh?

Khái niệm công ty liên doanh (doanh nghiệp liên doanh) lần đầu tiên được nhắc đến trong Luật Đầu tư 1996, tuy nhiên từ Luật Đầu tư 2005 hay Luật Đầu tư 2014 thì không còn định nghĩa về khái niệm này nữa. Tuy nhiên theo cách hiểu của pháp luật đầu tư Việt Nam thì công ty liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế.

Các bên tham gia có thể là hai hoặc nhiều bên có quốc tịch khác nhau (cụ thể là bên Việt Nam và bên nước ngoài) cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận và cùng chia sẽ rủi ro để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất thì công ty liên doanh (doanh nghiệp liên doanh) là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước CHXHCNVN và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp VN hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Tư cách pháp lý của công ty liên doanh?

  • Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam , được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.
  • Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hình thức công ty cổ phần. Trong đó, mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm pháp lý trong phần vốn góp của mình vào vốn pháp định của doanh nghiệp.
  • Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.
    • Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
    • Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế – xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định.

Quy định pháp luật về thành lập công ty liên doanh?

Thứ nhất, về điều kiện thành lập công ty liên doanh?

Theo các quy định về thành lập công ty liên doanh, muốn thành lập công ty liên doanh, các nhà đầu tư cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Về chủ thể (nhà đầu tư):

  • Cá nhận: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù cũng như không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014.
  • Pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang tồn tại tại thời điểm thực hiện đầu tư.

Về tài chính:

  • Năng lực tài chính của chỉ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án.
  • Ngân hàng giữ số tiền gửi sử dụng cho mục đích đầu tư của nhà đầu tư phải là ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
  • Vốn pháp định của công ty: đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh (đã nêu phần trên).
  • Đảm bảo phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận.
  • Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (luật doanh nghiệp, luật đầu tư, cam kết WTO…)
  • Các điều kiện về thành lập công ty khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, về hồ sơ thành lập công ty liên doanh?

Quy định thành lập công ty liên doanh

Theo quy định về thành lập công ty liên doanh, tùy theo mỗi loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn) hồ sơ nhà đầu tư phải chuẩn bị sẽ bao gồm các giấy tờ khác nhau (quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được bộ hồ sơ mẫu phù hợp với loại hình doanh nghiệp quý khách có dự tính thành lập) nhưng nhìn chung, hồ sơ thành lập công ty liên doanh sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định.
  2. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
  3. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
  6. Giải trình kinh tế – kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường.
  7. Dự thảo điều lệ công ty.

Thứ ba, về trình tự, thủ tục thành lập công ty liên doanh?

Pháp luật Việt Nam quy định thành lập công ty liên doanh nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các bước sau đây:

  • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu (đã nêu phần trên).
  • Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư công ty liên doanh:
  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa (BPMC)sở kế hoạch và đầu tư/ Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (SKH&ĐT/BQLKCN).

Một số cơ quan chưa có BPMC nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ tại phòng văn thư hoặc phòng ban khác theo quy định cụ thể của từng địa phương.

  • Sở KH&ĐT/BQLKCN: thụ lý hồ sơ, ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trình UBND Thành phố/Giám đốc BQLKCN phê duyệt.
  • Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC. Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, nhà đầu tư nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên;
  • Xin cấp Giấy chứng nhận mã số thuế và dấu công ty:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp không cần phải làm thủ tục xin cấp mã số thuế, bởi mã số thuế sẽ đồng thời là mã số doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với hình thức công ty liên doanh, sẽ có một chút khác biệt nhà đầu tư cần lưu ý như sau:

Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là giấy phép kinh doanh) doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục khắc dấu (tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khắc dấu mà doanh nghiệp chọn lựa). Sau khi có dấu của doanh nghiệp, nhà đầu tư mới được thực hiện thủ tục xin cấp mã số thuế. Lý do các tổ chức này phải thực hiện như vậy là do Giấy chứng nhận mã số thuế được cấp sau và độc lập với Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận hoạt động của đơn vị.

Trên đây là những thông tin hữu ích được chúng tôi cung cấp một cách đầy đủ nhất về quy định thành lập công ty liên doanh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về hồ sơ hay thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, hãy liên hệ với Oceanlaw để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

5/5 (1 Review)
© 2016 . Thiết kế Website bởi OCEANLAW.