Thế kỷ XXI, thế kỷ mà nền kinh tế thế giới đã chứng kiến những làn sóng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ào ạt dưới nhiều hình thức đa dạng và với quy mô lớn chưa từng có. Những đợt sóng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi các quốc gia có nền kinh tế phát triển mà nó còn lan tỏa sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan … và cả Việt Nam. Vậy mua bán doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Oceanlaw tìm hiểu.
Mua bán doanh nghiệp, công ty về bản chất cũng giống như hoạt đông mua bán hàng hóa, dịch vụ thông thường. Tuy nhiên, hoạt động mua bán doanh nghiệp có đối tượng mua bán rất đặc thù: Là Doanh nghiệp hay công ty.
Doanh nghiệp là một thực thể pháp lý vô hình, có tư cách pháp nhân độc lập và được pháp luật thừa nhận. Việc mua lại doanh nghiệp thực chất là mua lại các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của cổ đông hay thành viên trong công ty.
Tùy theo quy mô to nhỏ của công ty mà nội dung và trình tự mua bán công ty diễn ra đơn giản hay phức tạp, nhanh chóng hay kéo dài, và việc mua bán này cũng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Mua bán doanh nghiệp M&A là gì?
Ttrong khi đó, Luật cạnh tranh 2004 đã đề cập đến khái niệm này như sau: “Mua lại doanh nghiệp là việc doanh nghiệp Trao đổi mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”
Động cơ bên mua doanh nghiệp
– Giảm chi phí kinh doanh: hoạt động M&A giúp cho bên mua giảm bớt các chi phí trong quá trình kinh doanh như: chi phí tìm kiếm khách hàng mới, chi phí mở rộng thị trường, chi phí cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu,…
– Mở rộng kinh doanh theo chiều dọc (vertical): đó là việc công ty có thể nắm được toàn bộ hoặc một phần chuỗi cung ứng từ đó nắm được những lợi ích cho đầu ra hoặc đầu vào của sản phẩm.
– Nguồn lực tương hỗ (complementary resource): hoạt đông M&A sẽ góp phần tận dụng và chia sẽ những nguồn lực sẵn có. Ví dụ: chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh, kiến thức chuyên môn, tận dụng những kết quả nghiên cứu, thậm chí có thể tận dụng hệ thống phân phối bán hàng. Ngoài ra tận dụng nguồn vốn lớn hay khai thác khả năng quản lý.v.v…
– Đa dạng hóa khu vực địa lí và lĩnh vực kinh doanh (Geographical or other diversification): động cơ này nhằm mục đích đem lại cho công ty một kết quả thu nhập ổn định, từ đó tạo sự tự tin cho nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty. Ngoài ra, việc đa dạng hóa sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, giúp công ty có thể chuyển hướng đầu tư dễ dàng.
– Bán chéo (cross selling): các công ty có thể tận dụng khai thác các dịch vụ của nhau để tăng thêm tiện ích cho khách hàng từ đó tăng thu nhập, hoặc bảo vệ mối quan hệ với khách hàng.
Động cơ bên bán Bên bán
Bên bán cũng có một số động cơ giống như bên mua. Ngoài ra, họ còn một số động cơ khi tham gia vào thị trường M&A như: đối mặt với sức ép cạnh tranh trên thị trường, đề nghị hấp dẫn từ phía bên mua, tìm đối tác chiến lược và một số động cơ khác. Trong những động cơ trên thì động cơ tìm đối tác chiến lược thể hiện sự chủ động của bên bán, đây cũng là động cơ chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm bảo vệ mình trước làn sóng hội nhập và tự do hóa thương mại. Như vậy, cả bên bán và bên mua đều có những động cơ riêng thúc đẩy họ
Xem thêm: Tư vấn sáp nhập doanh nghiệp