Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập nhưng không đi vào hoạt động cũng không có thông báo tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp hay giải thể doanh nghiệp do vướng mắc cũng như không nắm rõ về thủ tục, hồ sơ. Từ đó gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý, chủ sở hữu cũng thiệt hại về tài sản.
Việc giải thể doanh nghiệp tại Hải dương vì nhiều lý do khác nhau khiến một số doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động phải làm thủ tục giải thể. Đặc biệt là trong một số trường hợp sau:
- Khi dự án mục tiêu của doanh nghiệp tại Hải Dương kết thúc;
- Việc kinh doanh không hiệu quả;
- Bất đồng trong công tác quản lý, kết hợp việc kinh doanh chia lợi nhuận….;
Trong đó doanh nghiệp muốn giải thể phải đáp ứng được điều kiện sau:
- Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, lương của người lao động, thuế, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ với đối tác làm ăn.
- Doanh nghiệp đó không trong quá trình tranh chấp tại tòa án;
Nếu doanh nghiệp không còn khả năng thanh toàn thì doanh nghiệp đó phải làm thủ tục phá sản theo quy định luật phá sản 2014.
Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần làm thủ tục sau:
- Khi có quyết định của tòa án hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ update thông tin tình trạng của doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể.
- Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra thông báo quyết định giải thể doanh nghiệp.
- Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể mà không có sự phản đối của bên có liên quan hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giải thể doanh nghiệp.
Trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp tại Hải Dương.
Trình tự giải thể đối với các loại hình doanh nghiệp là giống nhau chỉ khác nhau về mặt giấy tờ.
Bước 1: Thực hiện thủ tục với Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu
- Doanh nghiệp phải xin các nhận hoàn thành thuế của thủ tục hải quan. Nếu doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định.
Hồ sơ xin xác nhận thuế của Tổng cục hải quan tại Hải dương bao gồm:
- Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao)
Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.
Theo Thông tư 95/2016/TT-BTC, thì doanh nghiệp khi tiến hành giải thể phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan quản lý thuế.
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực của mã số thuế.
- Quyết định giải thể công ty;
- Biên bản cuộc họp hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Nếu doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thì cần có thêm văn bản của Tổng cục thuế.
Bước 3: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh tại Hải dương
Hồ sơ thực hiện thủ tục giải thể bao gồm:
- Thông báo giải thể doanh nghiệp;
- Quyết định giải thể doanh nghiệp;
- Biên bản họp về việc giải thể doanh nghiệp;
- Biên bản thanh lý tài sản doanh nghiệp;
- Xác nhận ngân hàng về việc đóng tài khoản;
- Xác nhận đóng mã số thuế;
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và phương án giải quyết;
- Thông báo hủy mẫu dấu.
Lời kết
Nội dung trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về “giải thể doanh nghiệp tại hải dương“. Nếu quý khách hàng có gặp những vướng mắc thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline 0904 445 449 – 0243 795 7776 để nhận được tư vấn từ những luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!.