3
Dịch Vụ Tư Vấn
0904.445.449
(Hotline 24/7)
024.3795.7776
(Hotline Văn Phòng)
Nhắn Tin Zalo
(Hỗ Trợ 24/7)

Chia tách doanh nghiệp là gì?

Chia tách doanh nghiệp là gì? hoạt động “tổ chức lại doanh nghiệp” nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ chia tách doanh nghiệp là gì?,  chưa phân biệt được hai hoạt động này. Luật Oceanlaw chúng tôi xin đưa ra một số so sánh, nhận định, phần nào giúp các doanh nghiệp lựa chọn hoạt động cho phù hợp.

Xem thêm : Thành lập công ty

Chia doanh nghiệp khác gì với tách doanh nghiệp?

Nhiều người vẫn nghĩ rằng “chia doanh nghiệp” không khác gì với việc “tách doanh nghiệp”. Nhưng trong Luật Doanh nghiệp 2005, chúng được phân biệt rõ ràng về đối tượng thực hiện lẫn cách thức thể hiện. Ngay sau đây là sự khác biệt của hai hoạt động thay đổi đăng ký kinh doanh này.

Chia doanh nghiệp

Đối tượng áp dụng: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại.

Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:

  • Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Quyết định chia công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia; tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty.
  • Quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
  • Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này.
  • Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

Tách doanh nghiệp

Đối tượng áp dụng:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách);
  • Chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như sau:

  • Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty.
  • Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
  • Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định tách công ty quy định tại điểm a khoản này.
  • Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác.

chia tách doanh nghiệp tại oceanlaw

So sánh điểm giống và khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp

So sánh Chia doanh nghiệp Tách doanh nghiệp
Giống nhau Đối tượng: công ty TNHH  và công ty cổ phần
Công ty chia, tách cùng loại với công ty bị chia, bị tách
Các công ty sau khi chia và tách vẫn liên đới chịu trách nhiệm của công ty trước khi chia và tách.
Thủ tục:
Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia, tách công ty
Gửi chủ nợ và thông báo đến người lao động (trong vòng 15 ngày) về việc chia, tách công ty
Thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm mới thành viên điều hành; đăng ký kinh doanh công ty mới.
Khác nhau Công ty được chia thành nhiều công ty cùng loại
A -> B + C
Trong đó: A. công ty bị chia
B, C. công ty mới
Doanh nghiệp tách bằng cách chuyển một phần tài sản của mình hiện có để thành lập một hoặc một số công ty mới
A -> A + B
Trong đó: A. công ty bị tách
B. công ty mới
Doanh nghiệp bị chia không còn tư cách pháp lý nữa và công ty mới bắt đầu hoạt động Doanh nghiệp bị tách vẫn tiếp tục hoạt động

Có thể dễ dàng nhận thấy việc chia doanh nghiệp sẽ làm mất đi doanh nghiệp cũ còn tách doanh nghiệp thì vẫn giữ doanh nghiệp cũ và thành lập một doanh nghiệp mới. Chúng đều có ưu nhược điểm khác nhau, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về thủ tục chia tách doanh nghiệp.

0/5 (0 Reviews)
© 2016 . Thiết kế Website bởi OCEANLAW.