3
Dịch Vụ Tư Vấn
0904.445.449
(Hotline 24/7)
024.3795.7776
(Hotline Văn Phòng)
Nhắn Tin Zalo
(Hỗ Trợ 24/7)

Chỉ dẫn pháp lý sau khi thành lập công ty

 Thủ tục trước khi hoạt động tại cơ sở

Trước khi hoạt động tại cơ sở, doanh nghiệp cần phải có biển công ty được treo  tại trụ sở công ty.
Cách đặt biển hiệu công ty (bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn neon uốn chữ (neonsight)…) được quy định tại Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 ban hành Nghị định, ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng :

Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:

  • Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan, không có hình, chữ viết trái thuần phong mỹ tục;
  • Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

 Vị trí biển hiệu:

  • Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
  • Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác;
  • Chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

Kích thước biển quảng cáo của doanh nghiệp phải đáp ứng được quy định:

  • Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
  • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Nội dung biển hiệu: tên đầy đủ công ty; địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có); trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng logo đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh  vi phạm quy định về biển hiệu có thể bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

  • Tại trụ sở phải đảm bảo chỗ làm việc, bàn làm việc cho nhân viên và Giám đốc.
    Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tại 1 địa điểm khác với trụ sở đăng ký ( hoạt động trên cùng địa bàn tỉnh/thành phố) , doanh nghiệp cần lập 1 địa điểm kinh doanh tại địa điểm doanh nghiệp đang hoạt động.

Hướng dẫn pháp lý liên quan đến thuế

Thuế phải nộp

Nộp tờ khai thuế Môn bài tại cơ quan thuế chủ quản và nộp tiền thuế môn bài theo bậc đã được quy định. Theo quy định tại khoản 2 điều 17 TT 156/2013/TT-BTC:

  • Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Hồ sơ khai thuế Môn bài là tờ khai thuế Môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BCTC
  • Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Quý là ngày 30 của quý sau (được quy định tại điều 3, khoản 10 thông tư 156/2013/TT-BCTC).

Đăng ký phương pháp kê khai thuế (Mẫu 06/GTGT Thông tư 156/2013/TT_BCTC )

  • Hạn nộp: Nộp ngay sau khi thành lập.

Đăng ký tài khoản ngân hàng với Cơ quan thuế.( Mẫu 08-MST)

  • Hạn nộp: sau 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản ngân hàng.

Nộp Tờ khai thuế Giá trị gia tăng :

  • Kê khai theo Phương pháp khấu trừ: Nộp tờ khai thuế GTGT theo mẫu  số: 01/GTGT
  • Kê khai theo Phương pháp trực tiếp: Nộp tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu theo Mẫu số: 04/GTGT.
  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp: Nộp theo Quý chậm nhất là ngày thứ 30 ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

  • Doanh nghiệp  nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo. (Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành).
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng và quý (Mẫu BC26/AC)

Báo cáo tài chính năm:

  • Hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và Lập báo cáo tài chính năm.
    Kèm theo : Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
    • Thời hạn nộp Báo cáo tài chính: Trong 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. (quy định tại điều 3, khoản 10 thông tư 156/2013/TT-BCTC)
    • Nơi nhận báo cáo tài chính: Chi cục thuế quận/ huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Thống kê nhà nước.

Thủ tục xin sử dụng hóa đơn

Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp Mẫu đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)  kèm theo mẫu 06 bản photo đã nộp lên cơ quan thuế và kết quả trả lời của cơ quan thuế về chuyển đổi phương pháp tính thuế.

  • Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in ( Theo mẫu Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).
  • Trong 3-5 ngày tiếp theo CQT sẽ tới kiểm tra trụ sở của DN, điều kiện, cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã hợp lệ hay chưa, bên cạnh đó kiểm tra biển treo, giấy tờ, hợp đồng liên quan..

==> Nếu doanh nghiệp đáp ứng được những điều kiện trên thì cơ quan thuế sẽ ra biên bản đủ điều kiện đặt in hóa đơn cho doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp mới bắt đầu đặt in hóa đơn.

  • Doanh nghiệp nộp thông báo phát hành hóa đơn (theo mẫu) cho cơ quan thuế trước 5 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn ( Theo mẫu số 3.5 phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư số 39/2014/TT-BTC).

Hồ sơ phát hành hóa đơn nộp đến cơ quan thuế bao gồm:

  • 3 bản thông báo phát hành hóa đơn kẹp cùng 3 bộ hóa đơn mẫu;
  • Hợp đồng in, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản huỷ kèm.
  • Kết quả đồng ý xác nhận đặt in của cơ quan thuế;

Hiện nay để kê khai thuế  tiện và thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan thuế, khuyến khích các doanh nghiệp nên sử dụng chữ ký số, sử dụng chữ ký số trong quá trình nộp tờ khai, báo cáo thuế, tránh doanh nghiệp không mất thời gian đi lại và đảm bảo được độ chính xác các mẫu tờ khai, nhanh, tiện cho doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về các thông tin, thủ tục, biểu mẫu liên quan, Quý doanh nghiệp liên hệ với chuyên viên tư vấn Oceanlaw để được biết thêm chi tiết. Số điện thoại: 0904 445 449.

Mở tài khoản doanh nghiệp

Để thuận tiện trong việc kinh doanh, giao dịch với đối tác, việc mở tài khoản Ngân hàng cho Doanh nghiệp là điều không thể thiếu trong suốt quá trình hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Mở tài khoản cho Doanh nghiệp mang lại những tiện ích sau:

Thứ nhất, thuận tiện trong việc giao dịch tiền tệ với đối tác;

Thứ hai, giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng một cách dễ dàng khi họ muốn đầu tư kinh doanh trong khi hạn chế về vốn đầu tư.

Thứ ba, mở tài khoản Ngân hàng cho Doanh nghiệp – nơi bảo đảm nguồn vốn của doanh nghiệp một cách an toàn.

Để có thể mở được tài khoản tại Ngân hàng, Doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  1. 02 giấy mở tài khoản in sẵn của Ngân hàng nơi Doanh nghiệp muốn mở tài khoản.
  2. Bản sao Chứng thực ĐKKD của doanh nghiệp;
  3. Bản sao Chứng thực: Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của DN.
  4. Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc ủy quyền kế toán.
  5. Bản sao Căn cước công dân của người đại diện hoặc Kế toán.
  6. Số dư tài khoản 500,000 VNĐ (đối với VP Bank) / 1 triệu đồng đối với các Ngân hàng khác.

Lưu ý: Sau khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thông báo  với cơ quan thuế chủ quản của doanh nghiệp mình (Mẫu 08-MST -sau 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản ngân hàng Quá thời hạn 10 ngày doanh nghiệp chưa thông báo sẽ bị phạt vi phạm theo qui định pháp luật quản lý thuế).( Quy định tại Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013)

Cách lưu giữ và sử dụng con dấu công ty

  • Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.
  • Mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một con dấụ.  Trong trường hợp cần có thêm con dấu cùng nội dung như con dấu thứ nhất thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan công an và phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu thứ nhất; ( Quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2005 và Nghị định 58/2011/NĐ-CP ngày 24/8/2011 về cách quản lý và sử dụng con dấu)
  • Con dấu được người đại diện theo pháp luật lưu giữ và sử dụng con dấu. Trong trường hợp để văn thư của công ty giữ phải có biên bản quy định về sử dụng con dấu.
  • Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc chữ ký người được ủy quyền ký.

Cách đóng dấu

  • Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều.
  • Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
  • Trường hợp doanh nghiệp mất con dấu công ty, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan công an, tránh trường hợp con dấu rơi vào tay người khác sử dụng trái pháp luật.
  • Một số trường hợp doanh nghiệp phải đổi lại con dấu với cơ quan công an, khi thay đổi nội dung trong giấy ĐKKD : thay đổi tên công ty, thay đổi trụ sở công ty.

Vấn đề lao động trong công ty

Trước khi nhận người lao động vào làm việc, doanh nghiệp và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, có những điều khoản chặt chẽ để đảm bảo các quyền lợi ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động. Có ba loại hợp đồng là hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng theo 1 công việc nhất định.  Tùy vào từng tính chất công việc doanh nghiệp có thể ký hợp đồng với người lao động theo từng loại hợp đồng.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có  sự ủy quyền của giám đốc hay của bất kỳ 1 thành viên khác trong công ty sang cho người khác điều hành, quản lý công việc của mình, doanh nghiệp cần phải làm 1 biên bản ủy quyền hay quyết định bổ nhiệm cho người được nhận chức và được lưu giữ tại công ty.

Bảo hiểm xã hội

Hiện nay luôn khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động, để bảo đảm quyền và lợi ích cho người lao động.

Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên. Ở những doanh nghiệp này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.

Người lao động làm việc ở những nơi sử dụng dưới 10 người lao động, hoặc làm những công việc thời hạn dưới ba tháng, theo mùa vụ, hoặc làm các công việc có tính chất tạm thời khác, thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm.

Sau thành lập công ty những ngành nghề cần có giấy phép con mới được phép hoạt động

Giấy phép con  được các cơ quan nhà nước chuyên ngành cấp bên cạnh giấy chứng nhận doanh nghiệp được Sở kế hoạch- Đầu tư cấp. Để kinh doanh được  1 số ngành nghề doanh nghiệp đăng ký, yêu cầu phải có giấy phép con này. Oceanlaw đưa ra ví dụ  một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép con khi hoạt động:

1. Trung tâm ngoại ngữ và tin học 

  • Xin Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học);

2. Hoạt động trang thông tin điện tử

  • Xin Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử ICP.

3. Các ngành kinh doanh liên quan đến thực phẩm

  • Xin giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở;
  • Đăng ký công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm tại Sở Y Tế để được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.

4. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế 

  • Xin GP Kinh doanh lữ hành quốc tế.

5. Ngành nghề liên quan về dịch vụ y tế

  • Xin GP đủ điều kiện hoạt động phòng khám đa khoa;
  • Xin GP đủ điều kiện hoạt động phòng khám chuyên khoa: Phòng khám nha khoa, Phòng khám Vật  lý trị liệu…

6. Kinh doanh rượu

  • Xin GP sản xuất rượu;
  • Xin GP bán lẻ, bán buôn rượu.

Thông qua những ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh, Oceanlaw sẽ tư vấn chi tiết hơn phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh.

>> Xem danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại đây

Đăng ký nhãn hiệu, logo như thế nào

Mỗi logo đều mang một ý nghĩa nhất định đối với doanh nghiệp nào đó. Một logo có giá trị phải thể hiện được lịch sử của công ty, giá trị, phong cách của người thiết kế và sử dụng nó. Logo còn thể hiện lòng tin, sự kỳ vọng và ý chí của thương hiệu đó. Để có một logo đẹp, thiết kế đầy đủ tiêu chí và không bị trùng hay gây nhầm lẫn với các công ty khác, Oceanlaw tư vấn cho Quý khách hàng mẫu logo hợp lệ dựa trên ý chí của doanh nghiệp.

Bên cạnh logo là nhãn hiệu hàng hóa.  Nhãn hiệu hàng hóa tạo ra giá trị cho sản phẩm, khách hàng sẽ rất sẵn lòng trả giá cao hơn để được sử dụng sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu mà họ yêu thích. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó thường xuyên hơn, vì vậy, giá trị mang lại cho doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Chính vì thế, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là việc làm nhằm tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của mình với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác và đây cũng chính là một trong những phương pháp nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp.

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Doanh nghiệp được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, doanh nghiệp có điều kiện để xâm nhập, tạo lập, từ đó giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu. Theo đó, họ có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của mình trên thị trường.

Dịch vụ Oceanlaw sau khi thành lập

  • Giảm giá 10% khi quý doanh nghiệp sử dụng dịch vụ lần tiếp theo;
  • Tư vấn soạn thảo nội quy quy chế công ty;
  • Tư vấn tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Tư vấn miễn phí về tra cứu nhãn hiệu;
  • Tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu;
  • Tư vấn thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu với chi phí hỗ trợ thấp nhất;

Trên đây là những chỉ dẫn pháp lý của Chúng tôi liên quan đến doanh nghiệp sau khi thành lập công ty.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp gặp vướng mắc bất kỳ vấn đề gì, hãy liên hệ với Oceanlaw, chúng tôi luôn trao đổi trực tiếp và đầy đủ các vấn đề phát sinh, đề xuất hướng giải quyết, tư vấn cụ thể từng giải pháp để quý khách hàng cân nhắc, lựa chọn. Trên cơ sở đó, tôi sẽ thực hiện các thao tác nghiệp vụ chuyên môn theo sự thống nhất của khách hàng.

Trong mọi trường hợp có thắc mắc hoặc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ với Luật sư để được giải đáp: 0904 445 449.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng! Trân trọng.

0/5 (0 Reviews)
© 2016 . Thiết kế Website bởi OCEANLAW.