Các trường hợp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư – Cũng giống như thay đổi đăng ký kinh doanh, nhà đầu tư khi thay đổi các thông tin như vốn, quy mô dự án, mục tiêu…Cần thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Dưới đây là một số trường hợp chính nhà đầu tư cần làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
Các trường hợp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Nhà đầu tư cần đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư đối với các trường hợp sau:
- Thay đổi tên doanh nghiệp;
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính; Số điện thoại, Fax, Email, Website;
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh, gồm: Rút ngành nghề kinh doanh, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
- Tư vấn thay đổi vốn điều lệ;
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp;
- Thay đổi thành viên, cổ đông của công ty;
- Thay đổi thông tin cá nhân của thành viên, cổ đông công ty.
Các trường hợp không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư bao gồm:
- Các dự án không điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn;
- Các dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
- Các dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thay đổi mục tiêu, địa điểm đầu tư.
Các dự án thuộc diện đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư bao gồm các trường hợp sau:
- Dự án có vốn đầu tư nước ngoài mà sau khi điều chỉnh, dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
- Dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án đó không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trừ trường hợp các dự án không phải thực hiện đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh;
- Dự án đầu tư trong nước thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện mà sau khi điều chỉnh, dự án đó không thay đổi mục tiêu và vẫn đáp ứng các điều kiện đầu tư quy định đối với dự án đó, trừ trường hợp các dự án không phải thực hiện đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh.
Nhà đầu tư đăng ký nội dung điều chỉnh cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định điều chỉnh.
Các dự án thuộc diện thẩm tra dự án đầu tư là dự án mà sau khi điều chỉnh thuộc các trường hợp sau:
- Dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau khi điều chỉnh thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án đó thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trừ trường hợp thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư bao gồm các nội dung về tình hình thực hiện dự án, lý do điều chỉnh, những thay đổi so với nội dung đã thẩm tra cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư theo thẩm quyền.
Lưu ý rằng nhà đầu tư có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng khi không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật và buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định pháp luật.
Tóm lại: Khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi các nội dung trên Giấy chứng nhận đầu tư như thông tin liên quan đến nhà đầu tư, thông tin doanh nghiệp, thông tin dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Các trường hợp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Quy trình điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư như sau:
Theo quy định Luật đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015, Nghị định số 118/2015 hướng dẫn chi tiết Luật Đầu tư, Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì quy trình thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đến thời điểm hiện tại thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thông qua việc thực hiện tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nội dung đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp cũ. Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
- Bước 2: Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (phần dự án đầu tư cũ) theo thủ tục đầu tư;
- Bước 3: Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;
- Bước 4: Cấp lại dấu pháp nhân của doanh nghiệp theo thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tức là mã số thuế của doanh nghiệp) theo đúng như ghi nhận hiện tại của doanh nghiệp trong nước.
- Bước 5: Đăng bố cáo mẫu dấu của doanh nghiệp.
Xem thêm: Hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư