3
Dịch Vụ Tư Vấn
0904.445.449
(Hotline 24/7)
024.3795.7776
(Hotline Văn Phòng)
Nhắn Tin Zalo
(Hỗ Trợ 24/7)

Chuyển đổi Văn phòng đại diện thành Công ty

Về chủ đề : Chuyển đổi văn phòng đại diện thành công ty, Oceanlaw chúng tôi sẽ giải đáp như sau:

Khách hàng hỏi: Hiện nay, chúng tôi là Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt nam và đã hoạt động được 7 năm. Chúng tôi cần chuyển đổi từ Văn phòng đại diện nước ngoài sang Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài. Mong được Oceanlaw tư vấn hình thức chuyển đổi này.

chuyển đổi văn phòng đại diện thành công ty

Oceanlaw tư vấn khách hàng về chuyển đổi loại hình từ VPĐD sang Công ty có vốn nước ngoài như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Thương Mại 2005
  • Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ban hành ngày 25/7/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Theo luật thương mại 2005 (điều 17):

Doanh nghiệp cần có các yếu tố sau:

– Văn phòng đại diện hoạt động đúng mục đích, phạm vi, thời hạn được quy định;
– Trụ sở, thuê, mua các phương tiện… cần thiết để đảm bảo hoạt động của Văn phòng đại diện;
– Người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện;
– Con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tài khoản ngân hàng hoạt động tại Việt Nam. Và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện;
– Các quyền khác theo quy định.

2. Nghị định số 72/2006/NĐ-CP (điều 16 – Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện):

– Văn phòng đại diện có chức năng là một văn phòng liên lạc.
– Nghiên cứu thị trường, xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
– Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng đã ký kết với đối tác Việt nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam.
– Các hoạt động khác mà Pháp luật Việt Nam cho phép.

Điều 20: Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người đứng đầu văn phòng đại diện

– Văn phòng đại diện:

  •  Người đứng đầu không được đại diện thực hiện ký kết hơp đồng
  •  Không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện.

– Người đứng đầu văn phòng đại diện không được kiêm các chức vụ sau:

+ Là người đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam;
+ Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài để ký kết hợp đồng mà không cần uỷ quyền bằng văn bản của thương nhân nước ngoài;
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được thành lập hợp pháp tại Việt Nam.

– Trong trường hợp thương nhân nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu Văn phòng đại diện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.

Nhận xét: Như vậy theo Luật Thương Mại 2005 và Nghị định số 72/2006/NĐ-CP thì Văn phòng đại diện và công ty TNHH 100% vốn nước ngoài là hai hình thức hoạt động khác nhau. Do đó, chưa thể chuyển đổi trực tiếp từ văn phòng đại diện sang hình thức Công ty.

Bạn có thể làm thủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện sau đó tiến hành thủ tục thành lập công ty TNHH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật.

0/5 (0 Reviews)
© 2019 . Thiết kế Website bởi OCEANLAW.