Xu hướng kinh doanh chuỗi bán lẻ đang nở rộ trong một vài năm trở lại đây. Với sức hút cực lớn của thị trường bán lẻ. Kéo theo sự xuất hiện của các ông lớn trong ngành bước chân vào thì trường này.
Đơn cử có thể kể ra như: Hệ thống bán lẻ VinMart, hệ thống này có mặt ở khắp mọi nơi mang lại sự tiện lợi trong quá trình mua sắm cho khách hàng. Ngay bây giờ bạn muốn kinh doanh bán lẻ? Bạn muốn thành lập công ty bán lẻ? Hãy theo dõi nội dung Oceanlaw chia sẻ dưới đây:
Mã ngành nghề bán lẻ
472: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm: Bán lẻ tại các cửa hàng chuyên bán lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá thuốc lào.
4721 – 47210: Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm: Bán lẻ của các cửa hàng chuyên doanh gạo, ngô.
Loại trừ:
– Xay, xát, đánh bóng, hồ gạo được phân vào nhóm 10611 (Xay xát);
– Sản xuất bột gạo, bột ngô được phân vào nhóm 10612 (Sản xuất bột thô).
4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Rau, quả tươi, đông lạnh hoặc được bảo quản, chế biến;
– Sữa, sản phẩm từ sữa và trứng;
– Thịt và sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, tươi, đông lạnh và chế biến;
– Hàng thuỷ sản tươi, đông lạnh và chế biến;
– Bánh, mứt, kẹo;
– Thực phẩm khác.
47221: Bán lẻ thịt và các sản phẩm thịt trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Thịt gia súc, gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh;
– Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông;
– Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, đã sơ chế hoặc bảo quản (ngâm muối, sấy khô, hun khói…);
– Bột mịn và bột thô từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ.
47222: Bán lẻ thủy sản trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Cá, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông, khô, hoặc đã được sơ chế, chế biến khác;
– Tôm, cua và động vật giáp xác khác, sống, tươi, ướp lạnh, ướp đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản hoặc chế biến khác;
– Mực, bạch tuộc và động vật thân mềm, động vật không xương sống khác sống dưới nước, tươi, ướp lạnh, đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản, chế biến khác;
– Hàng thủy sản khác.
47223: Bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Rau, tươi, ướp lạnh, hoặc đã được bảo quản cách khác;
– Quả, tươi, ướp lạnh hoặc đã được bảo quản cách khác; – Nước rau ép, nước quả ép.
47224: Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Đường;
– Sữa các loại và sản phẩm từ sữa (bơ, phomat…);
– Trứng;
– Bánh, mứt, kẹo;
– Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột như mỳ/phở/bún/cháo ăn liền, mỳ nui, mỳ spaghety, bánh đa nem…
47229: Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm: Bán lẻ thực phẩm khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh như: cà phê bột, cà phê hoà tan, chè…
4723 – 47230: Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm: Bán lẻ đồ uống có cồn và không có cồn trong các cửa hàng chuyên doanh (đồ uống không nhằm tiêu dùng ngay tại cửa hàng) như:
– Bán lẻ đồ uống có cồn: rượu mạnh, rượu vang, bia;
– Bán lẻ đồ không chứa cồn: các loại đồ uống nhẹ, có chất ngọt, có hoặc không có ga như: côca côla, pépsi côla, nước cam, chanh, nước quả khác…;
– Bán lẻ nước khoáng thiên nhiên hoặc nước tinh khiết đóng chai khác.
Nhóm này cũng gồm: Bán lẻ rượu vang và bia có chứa cồn ở nồng độ thấp hoặc không chứa cồn.
Loại trừ:
– Bán lẻ rau ép, nước quả ép được phân vào nhóm 47223 (Bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh);
– Bán lẻ đồ uống có thành phần cơ bản là sữa được phân vào nhóm 47224 (Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh);
– Bán lẻ cà phê bột, chè được phân vào nhóm 47229 (Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh);
– Pha chế đồ uống nhằm tiêu dùng ngay tại cửa hàng được phân vào ngành 56 (Dịch vụ ăn uống);
4724 – 47240: Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Thuốc lá điếu, xì gà;
– Thuốc lào;
Đối với thành lập công ty bán lẻ
Bạn soạn thảo hồ sơ thành lập công ty bán lẻ với mã ngành nghề kinh doanh bán lẻ phù hợp. Sau đó tiến hành nộp tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi đặt trụ sở.
Xem: hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại đây
Bạn có thể liên hệ ngay tới Hotline: 0904 445 449 được tư vấn về:
- Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với quy mô và lĩnh vực bán lẻ, các ưu nhược điểm của từng loại hình;
- Tư vấn về tên của doanh nghiệp
- Tư vấn trụ sở chính của doanh nghiệp (Thuộc quyển sử dụng hợp pháp hoặc quyền sở hữu của doanh nghiệp);
- Tư vấn về vốn điều lệ và vốn pháp định công ty bán lẻ: (Phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp);
- Tư vấn về ngành nghề kinh doanh công ty bán lẻ: (Tư vấn mở rộng và chuẩn hoá theo quy định của pháp luật);
- Tư vấn về các sáng lập và đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: (Phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành);
- Tư vấn thủ tục thành lập công ty, các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp: (Tư vấn tổ chức bộ máy và hoạt động của công ty);
- Lập hồ sơ doanh nghiệp. (Chuẩn hóa hồ sơ theo yêu cầu : Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, danh sách sáng lập viên và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật).
Đối với thành lập cơ sở bán lẻ:
Thủ tục thành lâp cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải làm thủ tục đề nghị cấp phép thành lập cơ sở bán lẻ.
- Trường hợp công ty 100 % vốn nước ngoài, thành lập cơ sở bán lẻ thứ 2 trở đi, phải xin giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ do UBND cấp tỉnh (thành phố) trở lên cấp theo hướng dẫn của Bộ Thương Mại.
- Hồ sơ xin lập cơ sở bán lẻ như sau:
- Văn bản đề nghị cấp cơ sở bán lẻ;
- Bản sao chứng thực Hộ chiếu hoặc CMND của người đứng đầu cơ sở bán lẻ;
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh.
Những điểm cần lưu ý khi thành lập công ty bán lẻ:
- Lựa chọn loại sản phẩm mà công ty bạn sẽ kinh doanh;
- Lựa chọn mặt bằng kinh doanh;
- Tìm được các đối tác cung cấp hàng tốt;
- Lên kế hoạch kinh doanh;
- Chọn phần mềm quản lý bán hàng phù hợp.
Mọi thông tin chi tiết khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline của Oceanlaw để được tư vấn 0904 445 449 – luatsu@oceanlaw.vn