Ưu điểm và nhược điểm của hình thức Liên Doanh – Hiện nay Liên doanh được coi là một trong những hình thức, một biện pháp bảo vệ hiệu quả khi thâm nhập vào một thị trường mới. Nếu tại thị trường đó hạn chế đầu tư từ nước ngoài thì, chỉ có liên doanh mới giúp cho doanh nghiệp của bạn tiếp cận thị trường. Trong đó các cổ đông có tỉ lệ góp vốn khác nhau, vị trí của các thành viên được đánh giá qua tỉ lệ góp vốn. Hôm nay Oceanlaw sẽ phân tích đánh giá cho bạn về ưu nhược điểm khi tham gia kinh doanh bằng hình thức liên doanh.
Ưu điểm của liên doanh là gì ?
- Các công ty liên doanh với nhau sẽ chia sẻ công nghệ cùng tài sản sở hữu trí tuệ có tính chất bổ sung liên quan đến sản phẩm đó, phân phối và dịch vụ sáng tạo.
- Nếu là tổ chức nhỏ, nguồn tài chính yếu hoặc khả năng quản lý chuyên môn, thì liên doanh giúp cho tổ chức bổ xung được nguồn vốn để thâm nhập vào thị trường mới. Điều này rất đúng với thị trường hấp dẫn mà có các đối tác địa phương, tiếp cận với hệ thống phân phối…; từ đó hình thức liên doanh sẽ được ưu tiên hơn, hay là một trong những hình thức có tính pháp lý cần thiết.
- Liên doanh còn được sử dụng để giảm căn thẳng chính trị và nâng cao khả năng tiếp nhận của quốc gia hay địa phương đối với công ty của bạn.
- Ngoài ra liên doanh còn cung cấp kiến thức chuyên môn cho các thị trường địa phương.
- Tại nhiều quốc gia , liên doanh ngày càng trở lên quan trọng đối với chính phủ. Công ty liên doanh có thể được thành lập trực tiếp với các doanh nghiệp nhà nước hoặc hướng tới các doanh nghiệp mạnh nhất của quốc gia.
- Đối với các tập đoàn thì liên doanh sẽ được hình thành để tập chung thực hiện dự án lớn nào đó.
- Việc kiểm soát giao dịch có thể cản trở công ty xuất khẩu vốn và như vậy sẽ khiến cho nguồn vốn của các chi nhánh mới ở nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Vì thế, việc cung cấp bí quyết kỹ thuật có thể được sử dụng nhằm giúp công ty có được một số cổ phần nhất định trong liên doanh, trong khi đó đối tác địa phương có thể tiếp cận được với nguồn vốn cần thiết.
Nhược điểm khi thành lập công ty liên doanh là gì ?
- Do tiếp cận một thị trường mới lên rất khó để hội nhập vào chiến lược kinh doanh toàn cầu. Trong đó doanh nghiệp khó tránh khỏi là sự chuyển giá, nguồn xuất khẩu, hỗ trợ chi nhánh công ty tại quốc gia khác.
- Với xu hướng chuyển đến hệ thống quản lý tiền tệ toàn cầu, phải thông qua một quy trung ương, do đó sẽ dẫn đến mâu thuẫn các đối tác với nhau, công ty mẹ áp đặt giới hạn…;
- Có thể mục tiêu của các đối tác liên doanh khác nhau từ đó trở lên mâu thuẫn. Các đối tác có thể bị thay đổi theo thời gian hay khi thành lập chi nhánh do công ty sở hữu toàn bộ thay thế cho liên doanh để tiếp cận thị trường diễn ra với đối tác công ty đa quốc gia.
- Vấn đề liên quan đến cơ cấu quản lý và nhân số của liên doanh.
- Nhiều liên doanh thất bại vì mâu thuẫn về lợi tức thuế giữa các bên tham gia.
Như vậy, trên đây là phân tích của luật sư về ưu điểm và nhược điểm của hình thức kinh doanh liên doanh. Nếu khách hàng có nhu cầu thành lập công ty liên doanh liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline hoặc chat trực tuyến với chúng tôi.