3
Dịch Vụ Tư Vấn
0904.445.449
(Hotline 24/7)
024.3795.7776
(Hotline Văn Phòng)
Nhắn Tin Zalo
(Hỗ Trợ 24/7)

Một số thay đổi lớn về luật doanh nghiệp năm 2015

Về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) chỉ thể hiện 4 nội dung chính: tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin chi tiết nhân thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ DNTN, thành viên hợp danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức; vốn điều lệ của doanh nghiệp. Như vậy, theo quy định mới, GCNĐKDN sẽ không bao gồm thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp, mà chỉ bao gồm thông tin cơ bản về doanh nghiệp như mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và thông tin về người đại diện theo pháp luật. Đây được đánh giá là một trong những quy định tiến bộ của Luật doanh nghiệp, tạo điều kiện cho thương nhân phát huy quyền tự do kinh doanh một cách có hiệu quả.

Với việc bỏ ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp đã hoàn toàn tự do trong việc kinh doanh của mình, trước khi Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực, doanh nghiệp phải áp mã ngành cấp 4 trong quyết định 337 của Bộ kế hoạch và đầu tư về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, điều này thực sự khó khăn đối với doanh nghiệp khi phải tìm kiếm ngành nghề mình muốn kinh doanh trong hàng nghìn ngành trong quyết định đó, khó khăn hơn là có những ngành không quy định trong quyết định 337 và không có văn bản trích dẫn cụ thể, cả chuyên viên lẫn doanh nghiệp đều lúng túng không biết xếp ngành đó vào mã ngành nào, gây tổn hao rất nhiều thời gian và công sức của cả 2 bên. Một điểm mới nữa là Luật Doanh Nghiệp 2014 bỏ việc xác định vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề, việc này mang đến lợi thế rất lớn cho những doanh nghiệp nhỏ chưa có nhiều vốn và kinh nghiệm. Việc bỏ rất nhiều những nội dung trên giấy đăng ký kinh doanh là một bước tiến lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam, mang lại tính cạnh tranh cao, gỡ bỏ những rào cản để doanh nghiệp tự do kinh doanh, hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới.

Về con dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thay vì phải đăng ký với cơ quan Công an như hiện nay, Doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Quy định này giúp doanh nghiệp đỡ phiền hà, tốn kém về chi phí, thời gian. Tuy vậy, không phải tất cả văn bản của doanh nghiệp phải đóng dấu mà chỉ đóng dấu vào văn bản nào pháp luật quy định hoặc do đối tác yêu cầu phải có dấu. Theo xu hướng phát triển phương thức giao dịch điện tử, thì việc dùng con dấu sẽ không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy, việc cải cách về con dấu là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới. Hiện nay, con dấu doanh nghiệp còn bị ràng buộc bởi nhiều quy định về giao dịch trong một số bộ luật, nếu bỏ hoàn toàn sẽ phát sinh số lượng công việc rất lớn và có thể chưa đảm bảo chặt chẽ trong quản lý.Tuy vậy, việc cải cách con dấu cũng mang tới nhiều bất cập.Có không ít doanh nghiệp và ngay cả các cơ quan hành chính nhà nước lo ngại về sự lợi dụng, rồi lừa đảo, tranh chấp .v.v. có thể xảy ra nhiều hơn. Lại thêm đó nỗi lo từ ngày 01/7/2015, một Công ty có thể có từ hai người đại diện theo pháp luật trở nên (chẳng hạn có đến hai ông Giám đốc trở nên trong một công ty), con dấu thì muốn bao nhiêu cũng được, mỗi ông một con dấu. Liệu có thể có việc, ông giám đốc (một) này vừa ký cái này, đóng dấu đàng hoàng, ông giám đốc (hai) khác lại ký cái kia, cũng đóng dấu đàng hoàng, nhưng nội dung trái hẳn với cái ông giám đốc (một) vừa ký thì biết làm thế nào?
Dù vậy, việc cải cách con dấu vẫn là một bước tiến lớn của Luật Doanh Nghiệp Việt Nam, đi đúng hướng với xu hướng chung của thế giới, tất nhiên sẽ tồn tại những bất cập nhưng hi vọng chúng ta sẽ dần dần khắc phục và hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.

Về giấy chứng nhận đầu tư

Một trong những vướng mắc lớn nhất của Luật Đầu tư 2005 là tình trạng chồng lấn, giẫm chân lên Luật Doanh nghiệp. Theo quy định luật này, trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư bao gồm cả nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng một cổ hai tròng, vừa phải tuân thủ Luật Đầu tư vừa phải tuân thủ Luật Doanh nghiệp.

Luật Đầu tư 2014 đã tách nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ra khỏi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hiện nay là giấy chứng nhận đầu tư), chỉ điều chỉnh các dự án đầu tư, còn việc thành lập doanh nghiệp sẽ do Luật Doanh nghiệp điều chỉnh. Do vậy, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giờ đây chỉ ghi nhận thông tin về dự án đầu tư. Tuy nhiên việc này cũng gây nên khó khăn cho các nhà đầu tư bởi vì các nhà đầu tư khi có dự án đầu tư và được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó mới đi đăng ký doanh nghiệp. Như vậy khi nhà đầu tư có dự án đầu tư khác thì lại phải thay đổi, bổ sung trong giấy đăng ký kinh doanh. Việc này gây tổn thất rất nhiều đến thời gian chi phí và công sức của nhà đầu tư lẫn cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

0/5 (0 Reviews)
© 2016 . Thiết kế Website bởi OCEANLAW.