Để thực hiện các bước thành lập công ty TNHH, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nắm chắc Các bước thành lập công ty TNHH, nếu không muốn sai sót, mất thời gian làm thủ tục lại nhiều lần. Nhằm giúp bạn hiểu rõ các bước thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Oceanlaw liệt kê chi tiết dưới đây. Hi vọng có thể giúp ích được cho bạn.
Các bước thành lập công ty TNHH
Các bước thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cũng tương tự như các loại hình công ty khác, chỉ khác một chút về hồ sơ cần chuẩn bị.
Bước 1: Tìm hiểu lựa chọn loại hình công ty TNHH phù hợp.
- Tùy thuộc vào quy mô, nguồn vốn, cơ cấu tổ chức mà bạn nên chọn loại hình công ty TNHH 1 thành viên hay công ty TNHH 2 thành viên. Lựa chọn tên công ty, địa điểm trụ sở công ty, số vốn đăng ký…
Cụ thể cần chuẩn bị các thông tin sau:
- Chứng minh thư các thành viên, cổ đông (bản sao y) còn giá trị đến ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Tìm hiểu về tên công ty, cách đặt tên công ty, lựa chọn tên công ty (Tên không trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó), có thể tra cứu tên công ty tại đây.
- Lựa chọn nơi dự kiến đặt trụ sở công ty, địa chỉ trụ sở phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp (Không cần hợp đồng thuê mặt bằng).
- Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với quy mô công ty và ngành nghề đăng ký kinh doanh.
- Phân chia tỉ lệ vốn góp giữa các thành viên góp vốn đầu tư.
- Lựa chọn những ngành nghề kinh doanh mà dự kiến sẽ hoạt động kinh doanh.
- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Xem: Lưu ý khi thành lập công ty TNHH
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho việc Thành lập công ty TNHH, bước tiếp theo là tiến hành việc soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép kinh doanh ( Sở kế hoạch và đầu tư).
Phòng Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) sẽ tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm trả lời hồ sơ hợp lệ hay không cho doanh nghiệp trong thời gian quy định. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng ĐKKD kiểm tra nều như hồ sơ đúng với quy định của pháp luật thì sẽ được xem xét thông qua.
Lưu ý: Hồ sơ không hợp lệ là hồ sơ thiếu một trong các tài liệu trên, hoặc các nội dung không đảm bảo yêu cầu theo pháp luật. Phòng ĐKKD không có quyền yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm các tài liệu để đăng ký kinh doanh (trước đây cơ quan ĐKKD thường yêu cầu xuất trình cả các giấy xác nhận vốn, giấy tờ chứng minh trụ sở hợp pháp…).
Bổ sung, sửa đổi hồ sơ:
Với những trường hợp mà hồ sơ không hợp lệ thì việc bổ sung hồ sơ cần phải làm theo hướng dẫn của Phòng ĐKKD. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD hẹn ngày để bạn (với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty) đến ký vào hồ sơ xin đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Khắc dấu công ty
- Khắc dấu là công việc quan trọng sau khi khách hàng nhận được Giấy chứng nhận ĐKKD. Nhận được Đăng ký kinh doanh, khách hàng sẽ phải đến cơ quan công an (Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc công an cấp tỉnh) để xin cấp phép khắc dấu và đăng ký lưu chiểu mẫu dấu. Hồ sơ khắc dấu gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chứng minh thư của người đến khắc dấu.
Bước 4: Đăng báo
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, khách hàng phải đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong 3 số liên tiếp về các nội dung sau: Tên công ty TNHH; địa chỉ trụ sở chính của công ty TNHH; mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ; nơi đăng ký kinh doanh.
Bước 5: Đăng ký mã số thuế
- Đăng ký mã số thuế là công việc cuối cùng mà khách hàng phải làm để đưa công ty TNHH đi vào hoạt động. Khách hàng đến Cục thuế cấp tỉnh xin mẫu hồ sơ đăng ký mã số thuế, làm hồ sơ và nộp tại Cục thuế. Cục thuế có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số thuế trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp mã số thuế.
Bước 6: Đăng ký mã số xuất nhập khẩu:
Trong trường hợp bạn có đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, bạn phải đăng ký mã số xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
- Hồ sơ đăng ký gồm các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;
- Giấy chứng nhận ĐKKD;
- Tờ khai đăng ký mã số xuất nhập khẩu. (bản sao).
Trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan nhận đủ giấy tờ hợp lệ, bạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu.
Trên đây là các bước thành lập một công ty TNHH. Ngoài ra nếu ngành nghề bạn đăng ký là ngành nghề có điều kiện có thể phải làm một số thủ tục khác. Bạn có thể chọn dịch vụ thành lập công ty TNHH chuyên nghiệp của chúng tôi giúp bạn làm thủ tục thành lập công ty TNHH. Công ty tư vấn sẽ thực hiện tất cả các công đoạn nêu trên, chỉ cần bạn có mặt trong một số khâu bắt buộc như: Ký vào Giấy chứng nhận ĐKKD, ký nhận con dấu.